Tiêu chuẩn, biện pháp của vật liệu trong san lấp mặt bằng

I. TIÊU CHUẨN VẬT LIỆU TRONG SAN LẤP MẶT BẰNG

    1. Tiêu chuẩn của Cát

    Việc xác định tiêu chuẩn, hay các yêu cầu của cát dùng trong san lấp sẽ được tính toán. Thí nghiệm dựa trên nhiều yếu tố kỹ thuật trong san lấp hoặc dựa trên tiêu chuẩn chung về cát xây dựng.

    Thông thường thì cát san lấp sẽ được dùng tùy thuộc theo tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể của công trình cần san lấp. Điều này tùy thuộc vào những đặc tính của công trình. Các kỹ sư đưa ra những khảo sát, tính toán sao cho lựa chọn cát phù hợp nhất nhất.

    Các sản phẩm cát san lấp khi khai thác xong sẽ được thí nghiệm theo các chỉ tiêu của dự án đưa ra, từ đó đánh giá chất lượng nguồn vật liệu Cát có đạt yêu cầu của dự án hay không.

    Trong suốt quá trình thi công, cát sẽ được lấy mẫu để kiểm tra thí nghiệm tần suất. Điều này đảm bảo cát được sử dụng cho công trình luôn đảm bảo chất lượng.
 

    2. Tiêu chuẩn của Đất

    Theo TCVN 4447:2012 được chuyển đổi từ TCVN 4447:1987 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật đã quy định các chỉ tiêu cơ bản của Đất cần được khảo sát, đánh giá như sau:

    • Thành phần hạt của đất;
    • Khối lượng riêng và khối lượng thể tích khô của đất;
    • Khối lượng thể tích và độ ẩm của đất;
    • Giới hạn chảy và dẻo của đất;
    • Thành phần khoáng của đất;
    • Hệ số thấm (trong trường hợp cần thiết);
    • Góc ma sát trong và lực dính của đất;
    • Độ chua mặn và những đặc tính riêng của đất (tính trương nở, tan rã, lún sạt…);
    • Cường độ chịu nén tạm thời và độ nứt nẻ (đối với đá);
    • Độ chặt tối đa và độ ẩm tối ưu khi đầm nén (nếu cần thiết phải đầm chặt đất);
    • Độ bẩn (cây, rác …), vật gây nổ (bom, mìn, đạn …) và những vật chướng ngại khác (trong trường hợp thi công cơ giới thủy lực và nạo vét luồng lạch);
    • Phân cấp đất theo mức độ khó thi công phụ thuộc vào phương pháp thi công đất được chọn;
    • Khả năng chịu tải của đất ở những độ cần thiết khác nhau.
    • Trong trường hợp bồi đắp công trình phải phân tích thành phần hạt của đất.

 Tùy theo quy mô cụ thể của từng dự án mà các chỉ tiêu yêu cầu sẽ được giảm bớt hay thực hiện kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu cơ lý của đất nêu trên.

II. BIỆN PHÁP THI CÔNG SAN LẤP MẶT BẰNG

    1. Biện pháp thi công san nền bằng Bơm cát

    Biện pháp này thường dùng cho các công trình có đường vào nhỏ hẹp. Tuy nhiên với phương pháp này vẫn đảm bảo được độ chặt cũng như tiến độ thi công.
    Các bước thi công san lấp mặt bằng:

Bước 1: Tiến hành khảo sát mặt bằng công trình cần thi công bơm cát san lấp nền (Bộ phận trắc đạc của DHP sẽ đến trực tiếp công trình, tiến hành đo đạc, kiểm tra và khảo sát toàn bộ công trình cần san lấp).

Bước 2: Đưa ra định mức khối lượng cát cần san lấp hay xác định khối lượng cát cần san lấp cho công trình (kết quả lấy từ quá trình khảo sát).

Bước 3: Đưa ra biện pháp thi công bơm cát san lấp (Phòng Kỹ thuật – Thi công của DHP sẽ đưa ra những tính toán chi tiết cho quá trình thi công bơm cát san lấp: Khối lượng cát, tiến độ thi công, phương tiện máy móc cần sử dụng,…).

Bước 4: Báo giá bơm cát san lấp và ký hợp đồng bơm cát san lấp cho chủ đầu tư công trình.

Bước 5: Tiến hành thi công bơm cát san lấp, trung chuyển cát san lấp đến công trình.

Bước 6: Dùng máy ủi để tiến hành san gạt mặt bằng đúng cao độ, chiều dày theo thiết kế biện pháp thi công. Tiến hành dùng máy lu, lu phẳng mặt bằng.

Bước 7: Khách hàng, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu, bàn giao mặt bằng và thanh toán hợp đồng.

    2. Biện pháp thi công san lấp mặt bằng dùng Xà bần

    San lấp bằng các phương tiện cơ giới như xe cuốc, xe ủi, xe lu ô tô tải lớn nhỏ: thường áp dụng phương pháp này cho các công trình có đường vào thuận lợi cho xe ô tô tải.

    Xà bần có kết cấu chặt hơn vì nó không lẫn bùn như cát. Những khối bê tông khá rắn chắc và có thể giúp bạn sở hữu nền nhà vững chắc rất phù hợp cho các công trình có kết cầu móng nông. Nhưng khoảng trống giữa các khối bê tông là tương đối lớn, vì vậy có thể kết hợp sử dụng thêm biện pháp bơm cát/ đất để xử lý các vị trí rỗng rỗ lớn do các cốt liệu của xà bần để lại.

    Các bước thi công san lấp mặt bằng:

Bước 1: Tiến hành khảo sát mặt bằng công trình cần thi công đổ xà bần san lấp nền (Bộ phận trắc đạc của DHP sẽ đến trực tiếp công trình, tiến hành đo đạc, kiểm tra và khảo sát toàn bộ công trình cần san lấp).

Bước 2: Đưa ra định mức khối lượng xà bần cần san lấp hay xác định khối lượng xà bần cần san lấp cho công trình (kết quả lấy từ quá trình khảo sát).

Bước 3: Đưa ra biện pháp thi công đổ xà bần san lấp (Phòng Kỹ thuật – Thi công của DHP sẽ đưa ra những tính toán chi tiết cho quá trình thi công đổ xà bần san lấp: Khối lượng xà bần, tiến độ thi công, phương tiện máy móc cần sử dụng…).

Bước 4: Báo giá xà bần san lấp và ký hợp đồng đổ xà bần san lấp cho chủ đầu tư công trình.

Bước 5: Tiến hành thi công đổ xà bần san lấp, trung chuyển xà bần đến công trình và bổ sung cốt liệu lấp đầy lỗ rỗng giữa các cốt liệu của xà bần để lại (nếu có).

Bước 6: Dùng máy xúc, máy ủi tạo phẳng bề mặt. Sau đó dung máy lu, lu phẳng mặt bằng.

Bước 7: Khách hàng, chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu, bàn giao mặt bằng và thanh toán hợp đồng.

    3. Biện pháp thi công san lấp mặt bằng dùng Đất

    Phương pháp này chủ yếu dùng cho các công trình đường giao thông và đất đồi thường được sử dụng.

    Theo thông tư TCVN 4447-1987 của nhà nước Việt Nam về tiêu chuẩn trong thi công công tác đất san lấp mặt bằng:
    Chỉ bắt đầu tiến hành san mặt bằng công trình công nghiệp, khu dân cư và những mặt bằng đặc biệt (sân bóng đá, mặt bằng nhà ga, sân bay,…), khi đã có thiết kế san nền, đã đưa ra phương án điều phối khối lượng đào đắp và đã có thiết kế của tất cả những công trình ngầm trong phạm vi san nền.

    Khi san mặt bằng phải có biện pháp tiêu nước. Không để nước chảy tràn qua mặt bằng và không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.

    Phải đổ đất đắp nền theo từng lớp, bề dầy mỗi lớp đất rải để đầm và số làn đầm cho mỗi lớp phụ thuộc vào loại máy đầm sử dụng hệ số đầm và loại đất đắp.

  • Nên rải đất có độ dốc 0,005 theo chiều thoát nước.
  • Khi đắp đất không đầm nện phải tính tới chiều cao phòng lún. Tỉ lệ chiều cao phòng lún tính theo % phải theo đúng chỉ dẫn trong bảng 6 mục 2.42 của Thông tư.

    Đối với trường hợp san mặt bằng sai lệch so với cao trình thiết kế (đào chưa tới hoặc đào vượt quá cao trình thiết kế) ở phần đào đất cho phép như sau:

  • Đối với đất mềm: 0,05 khi thi công thủ công và 0,1m khi thi công cơ giới.
  • Đối với đất cứng: +0,1m và -0,2m. những chỗ đào vượt quá cao trình thiết kế phải được lấp phẳng bằng đá hỗn hợp.

    Bề mặt phần đắp nền bằng đá cứng phải rải lớp đá hỗn hợp lên trên gạt phảng, đầm chặt và bảo đảm độ dốc thiết kế.

   Các công trình có cao độ tự nhiên thấp hơn cos 0.0 so thiết kế, hoặc những công trình bị ngập nước cần san lấp sẽ không phù hợp cho biện pháp dùng đất để thi công vì khi đất gặp nước sẽ dẫn đến đổ ẩm tăng cao, khi đó các chỉ tiêu góc ma sát trong và lực dính của đất thay đổi rất lớn, điều này gây bất lợi cho công tác san gạt, lu lèn. 

    Nên lựa chọn biện pháp thi công san lấp mặt bằng nào phù hợp thì bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc những đơn vị chuyên thi công san lấp mặt bằng.

Trả lời

0971 656 609

Contact Me on Zalo