Chống thấm Nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh là một trong những công việc quan trọng nhất khi xây nhà, nó ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền vững của công trình. Rất nhiều ngôi nhà phải sửa chữa lại là do nhà vệ sinh bị thấm, dẫn tới bị thấm trần, tường gây nên ẩm mốc tường, sàn gỗ, thạch cao… ảnh hưởng đến môi trường sống. Chưa kể đến yếu tố chi phí thì việc sửa chữa chống thấm lại nhà vệ sinh gây ra rất nhiều phiền toái, vì khi sửa chữa phải tháo dỡ các thiết bị vệ sinh, đục nền,… làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt của gia đình. Vì vậy công tác chống thấm nhà vệ sinh cần được chú trọng ngay từ đầu khi nhà mới xây. Nên lựa chọn vật liệu, biện pháp thi công, đơn vị thi công uy tín để đảm bảo độ bền chống thấm được lâu dài.
Có 4 vị trí thấm nhà vệ sinh cần chú ý đó là: Hộp kỹ thuật, các cổ ống xuyên sàn, chân tường tiếp giáp với sàn, sàn bê tông nhà vệ sinh.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh
1. Chuẩn bị bề mặt thi công: Đây là bước rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của lớp chống thấm.
– Vệ sinh sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt. Sử dụng máy mài đánh sạch bề măt;
– Sử dụng máy thổi bụi thổi sạch bụi và các tạp chất;
– Đục và dùng máy cắt cắt các râu thép dư trên sàn bê tông cho sâu tối thiểu 2cm so với mặt bê tông. Trám vá lại vị trí đã đục bằng vữa + Latex.
2. Xử lý chống thấm các cổ ống xuyên sàn:
– Đục tẩy miệng cổ ống theo hình miệng loa, rửa sạch cổ ống bằng nước sạch . Sau đó định vị cố định cổ ống và chèn cổ ống. Tiến hành tưới latex kết nối, quấn thanh trương nở và đổ bù bằng vữa không co ngót

Hình ảnh cổ ống xuyên sàn đã được xử lý

3. Trát bo góc chân tường và sàn bê tông:
Đắp bo góc chân tường bằng vữa xi măng, cát vàng. Nếu sàn nào cần lấy cốt gạch thì không cần trát dốc quá mà chỉ cần hơi dốc để lưới gia cố chân không bị gập.

Hình ảnh xử lý góc chân tường

4. Thi công chống thấm:
– Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta thi công 01, 02 hoặc 03 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm;
– Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt trời cũng như tùy loại sản phẩm dùng);
– Định mức sử dụng cho mỗi lớp chống thấm tùy thuộc vào từng sản phẩm chống thấm sử dụng;
– Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công cùng một lúc.

Hình ảnh nhà vệ sinh sau khi hoàn thiện thi công chống thấm

5. Nghiệm thu, thử nước:
Sau 24 giờ thi công chống thấm lớp cuối cùng, các lớp chống thấm khô ta tiến hành ngâm thử nước trong vòng 24 giờ rồi tiến hành nghiệm thu. Sau khi nghiệm thu xong phải cán lớp vữa bảo vệ lớp chống thấm.
6. Những điểm cần chú ý:
– Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc;
– Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp;
– Khi cần sơn hoàn thiện bề mặt thì nên phủ thêm lớp vữa bảo vệ (ximăng+cát) lên bề mặt lớp chống thấm.

2 thoughts on “Chống thấm Nhà vệ sinh

  1. Pingback: Biện pháp thi công cổ ống xuyên sàn - DHP.JSC

  2. Pingback: Những điều cần lưu ý trước khi chống thấm nhà vệ sinh - DHP.JSC

Trả lời

0971 656 609

Contact Me on Zalo