Chống thấm Tầng hầm

Xử lý chống thấm tầng hầm rất quan trọng vì công đoạn này góp phần không nhỏ quyết định tới tuổi thọ kết cấu, tính bền vững công trình. Do đặc thù của các hạng mục này thường là nằm ngầm dưới đất, nơi chịu tác động của các mạch nước ngầm, các hệ thống cấp thoát nước của các công trình xây dựng xung quanh. Các phương pháp chống thấm tầng hầm ngày nay cũng có khá nhiều, tuy nhiên có một số biện pháp thường xuyên sử dụng như: chống thấm bằng màng khò nóng hoặc màng dán lạnh, chống thấm bằng các sản phẩm dạng quét, chống thấm bằng hóa chất, chống thấm ngược…
Nguyên nhân gây thấm tầng hầm:
– Do thiết kế sơ sài, kiến trúc sư chưa hiểu hết và nắm rõ được đúng quy trình chống thấm;
– Do thi công xây dựng trong quá trình đổ bê tông kém chất lượng sẽ tạo ra độ rỗng và gây thấm;
– Do khi đổ bê tông xong, quy trình thi công chống thấm dột tầng hầm thường là các chủ đầu tư hoặc các nhà thầu chọn phương án giá rẻ nên chất lượng thường không đảm bảo, thi công xử lý chống thấm theo kiểu chắp vá tức là thấm chỗ nào thì làm chỗ đó;
Hiện nay có 2 phương pháp chống thấm tầng hầm là chống thấm thuận và chống thấm ngược.
1. Chống thấm tầng hầm bằng phương pháp chống thấm thuận (Chống thấm vách ngoài tầng hầm)
a. Chuẩn bị bề mặt thi công: Đây là bước rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của lớp chống thấm;
– Vệ sinh sạch bụi bẩn, vữa thừa, tạp chất trên bề mặt. Sử dụng máy mài đánh sạch bề măt;
– Kiểm bề mặt sau khi mài, nếu bị rỗng, rỗ, bong tróc…cần phải được sửa chữa bằng vữa sửa chữa chuyên dụng;
– Quanh miệng các lỗ ống thoát nước xuyên sàn bê tông đục rãnh rộng 2-3cm, sâu 3cm,, rửa sạch cổ ống bằng nước sạch. Sau đó định vị cố định và chèn cổ ống. Tiến hành tưới latex kết nối, quấn thanh trương nở và gia cố bằng vữa không co ngót;
– Mài toàn bộ bề mặt cần xử lý chống thấm bằng máy mài để làm bong tróc hết các tạp chất, bụi bẩn còn sót để có bề mặt sạch, chắc chắn cho việc thẩm thấu dung dịch chống thấm tốt;
– Sử dụng chổi, cọ quét hay máy thổi cầm tay để vệ sinh sạch sẽ bụi đất trên toàn bộ bề mặt chống thấm;
b.Chống thấm bằng việc sử dụng các sản phẩm dạng quét (vật liệu chống thấm gốc xi măng 2 thành phần, gốc bitum…)
– Bão hòa nước và bo góc chân tường: Trước khi thi công, chúng ta nên bão hòa nước để tránh bê tông háo nước dẫn đến tình trạng vật liệu chống thấm sẽ không thấm sau vào thân bê tông tạo liên kết (Tránh để đọng nước trên bề mặt bê tông). Bo góc chân tường bằng xi măng cát vàng + latex. Quét lớp mỏng chống thấm và tiến hành dán lưới thủy tinh bo góc với bê rộng lưới từ 10 – 15 cm.
– Thi công chống thấm:
+ Tùy thuộc vào mỗi loại sản phẩm chúng ta nên thi công 02 hoặc 03 lớp để đảm bảo phủ kín bề mặt cần chống thấm.
+ Thi công các lớp chống thấm vuông góc nhau theo chiều từ trên xuống dưới, lớp sau được quét sau khi lớp trước khô mặt (khoảng 2 – 24h, tùy nhiệt độ ngoài trời );
+Định mức sử dụng cho mỗi lớp chống thấm tùy thuộc vào từng sản phẩm chống thấm sử dụng;
+Nên chia lượng vật liệu trộn thành nhiều thùng nhỏ cho nhiều người thi công ứng dụng cùng một lúc.

Hình ảnh chống thấm thuận bằng vật liệu gốc xi măng hai thành phần

– Lưu ý:
+ Với các sản phẩm gốc xi măng nên cần có yêu cầu bảo dưỡng tốt để đảm bảo vật liệu được ninh kết hết và tạo được sự kết dính tốt với bề mặt cần chống thấm cũng như tạo được lớp màng đặc chắc;
+ Không nên trộn vật liệu quá nhiều cùng một lúc để tránh việc thi công không kịp.
c. Chống thấm tầng hầm bằng màng khò nóng
– Quét lớp lót tạo dính:
+ Dùng lu sơn để thi công trên mặt bằng rộng. Lớp sơn dàn mỏng và đều, phải phủ kín bề mặt cần chống thấm;
+ Sau khi lớp sơn lót khô (bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng bitum chống thấm.
– Thi công màng chống thấm:
+ Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi thi công. Bảo đảm bề mặt khò phải được úp xuống dưới;
+ Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải;
+ Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, rồi từ từ trải ra và bắt đầu làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas. Dụng cụ này sẽ làm bề mặt tan chảy và làm lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã được tạo dính lót;
+ Lướt ngọn lửa qua lại và đều đặn vào bề mặt khò dính bên dưới màng. Đồng thời đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Cần thao tác nhanh các bước để đạt hiệu quả cao. Chú ý phân bố nguồn nhiệt đồng đều;
+ Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.


– Lưu ý
+ Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp;
+ Gia cố các vị trí yếu: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống;
+ Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, cần đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm;
+ Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng.
– Ưu điểm của biện pháp chống thấm sàn mái bằng màng khò nóng:
+ Thi công nhanh;
+ Không kén bề mặt, có thể thi công ở những nơi khó khăn;
+ Có sự đàn hồi cao.
d. Chống thấm bằng màng tự dính
– Quét lớp lót tạo dính:
+ Dùng lu sơn để thi công trên mặt bằng rộng. Lớp sơn dàn mỏng và đều, phải phủ kín bề mặt cần chống thấm;
+ Sau khi lớp sơn lót khô (bằng cách sờ lên bề mặt không dính tay) tiến hành dán màng bitum chống thấm.
– Thi công màng chống thấm:
+ Kiểm tra toàn bộ lớp màng trước khi thi công. Bảo đảm bề mặt khò phải được úp xuống dưới;
+ Đặt các cuộn vào vị trí cần chống thấm và trải ra để chuẩn bị dán và chuẩn bị các dụng cụ đèn khò thổi lên các tấm trải.
+ Sau đó cuốn ngược lại nhưng không được làm thay đổi các hướng đã định, từ từ bóc lớp giấy lót bắt đầu dán màng sao cho chồng mí 5cm;
+ Tác dụng lực cơ học (sử dụng con lăn gỗ hoặc ấn mạnh lực chân) ép phần màng ở khu vực đã khò để tạo một bề mặt phẳng khi hoàn thiện và tránh hiện tượng nhốt bọt khí.
– Lưu ý
+ Tại vị trí chồng mí. Dùng đèn đốt nóng chảy mép màng, dùng bay thi công miết mạnh để làm kín phần tiếp giáp.
+ Gia cố các vị trí yếu: Thao tác này kéo dài chất lượng bám dính và tuổi thọ màng. Vì vậy chú trọng gia cố các điểm yếu như: góc tường, khe co giãn, cổ ống.
+ Nếu có hiện tượng bong bóng khí xuất hiện làm phồng rộp màng sau khi thi công, cần đâm thủng khu vực đó bằng vật sắc nhọn cho thoát hết khí sau đó dán đè tám khác lên với biên độ chồng mí là 50mm.
+ Sau khi thi công hệ thống màng chống thấm, lập tức phải làm lớp bảo vệ, tránh làm rách, hỏng màng do lưu thông, vận chuyển dụng cụ, thiết bị, đặt thép.
– Ưu điểm biện pháp chống thấm sàn mái bằng màng tự dính :
+ Khô nhanh, tạo thành một lớp phủ bền và linh hoạt;
+ Đặc tính kết dính tuyệt hảo và lấp kín các vết nứt;
+ Được thiết kế được sử dụng trên các kết cấu cũ và mới.
+ Dễ thi công

2. Chống thấm tầng hầm bằng phương pháp chống thấm ngược
Chống thấm ngược là phương pháp chống thấm bằng cách tạo các lớp màng chống thấm lên bề mặt bên trong thay vì bên ngoài. Khi áp lực nước tác dụng lên mặt trong (tác dụng lên phần liên kết với bề mặt của hạng mục) của lớp phủ chống thấm gây ra xu hướng tách lớp chống thấm khỏi bề mặt. Do vậy vật liệu sử dụng trong trường hợp này cần có tính bám dính cao. Liên kết vững chắc với các lớp vật liệu khác và đặc biệt là có độ đàn hồi tốt chịu được áp suất nước. Phương pháp này áp dụng khi chúng ta không thể thực hiện biện pháp chống thấm thuận.
Quy trình thi công biện pháp chống thấm ngược:
Bước 1: Xử lý những vị trí bị thấm cục bộ bằng phương pháp bơm keo
– Kiểm tra bề mặt và vệ sinh bề mặt. Xác định vị trí thấm;
– Khoan lỗ cách vị trí thấm từ 3,0cm – 5,0cm , khoan nghiêng 45 độ vào vị trí thấm, chiều sâu mũi khoan từ 40 – 60% độ dày bê tông, khoảng cách giữa các mũi khoan từ 15 – 20cm;
– Vệ sinh sạch sẽ lỗ khoan, bề mặt của vị trí thấm để tạo điều kiện tốt nhất cho việc bơm keo vào bên trong điểm thấm;
– Đặt kim bơm vào lỗ đã khoan và vặn theo chiều kim đồng hồ cho đến khi kim bơm bám chặt vào bê tông;
– Bơm keo UF3000 hoặc TCK-669 hoặc TCK-668 vào bên trong vị trí thấm bằng máy bơm áp lực cao. Khi nào keo tràn ra ngoài bê tông thì ngừng bơm;
– Khi công việc bơm Pu hoàn thành, sau 01 giờ có thể đập gãy các kim bơm, vệ sinh bề mặt và lỗ kim sạch sẽ, sau đó trám đầu kim bơm bằng vữa chuyên dụng.
– Bước 2: Thực hiện chống thấm toàn bộ hầm bằng vật liệu dạng quét hoặc màng như biện pháp chống thấm thuận.

Trả lời

0971 656 609

Contact Me on Zalo